Cẩm nang du lịch Quy Nhơn tự túc 2024

5/5 - (1 bình chọn)

Quy Nhơn – Bình Định thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.065km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 649km về phía Nam. Từ 2 thành phố lớn của cả nước đến đây bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện sau:

 

Máy bay

Hiện từ Hà Nội và TP.HCM các hãng Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjet Air… đều có khai thác chặng bay đến sân bay Phù Cát cách Quy Nhơn khoảng 30km. Mỗi ngày 2 chuyến bay từ TP.HCM và 1 chuyến từ Hà Nội. Với giá vé dao động 470.000 – 2 triệu đồng. Thời gian di chuyển là 60 phút.

Từ sân bay Phù Cát, để tới Quy Nhơn bạn đi xe trung chuyển của Cảng hàng không Phù Cát (xe trả khách ở số 1 Nguyễn Tất Thành), thời gian đi khoảng 50 phút, phí 50.000 đồng/lượt hoặc bạn đi taxi, giá khoảng 400.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể ngồi ghép với nhiều hành khách và chia đều tiền ra.

 

Tàu hỏa

Từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn – Bình Định mỗi ngày có rất nhiều chuyến tàu Bắc – Nam chạy qua địa phận tỉnh Bình Định và dừng ở ga Diêu Trì. Vì thế bạn có thể lựa chọn tàu hỏa trong cuộc hành trình đến với đất võ Bình Định. Để nắm rõ lịch trình, bạn có thể liên hệ phòng vé nơi mình đang ở để biết chính xác giờ tàu đi, tàu đến.

Ở TP.HCM bạn mất khoảng 10 tiếng đế đến Diêu Trì, từ Diêu Trì bạn đi taxi về Quy Nhơn mất chừng 30 phút, phí taxi khoảng 200.000 đồng + giá vé dao động từ 500 – 800.000 đồng tùy theo loại vé bạn mua. Từ Diêu Trì, để tiết kiệm, bạn cũng có thể thương lượng đi ghép với những hành khách khác cũng về thành phố.

 

Xe khách

Một số hãng xe chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội – Quy Nhơn, Bình Định và thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn, Bình Định bạn có thể tham khảo như sau:

 

– Hãng xe Phương Trang:

+ Tại thành phố Hồ Chí Minh đến trực tiếp tại địa chỉ: 272 Đề Thám, Quận 1. Điện thoại liên hệ: (08) 38375570.

+ Tại Quy Nhơn: 15 Tây Sơn, thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Điện thoại liên hệ: (0256) 3946 538.

 

– Hãng xe Mai Linh:

+ Tại Hà Nội: 55 Kim Đồng, P.Giáp Bắc, Q.Hoàng Mai. Điện thoại: (04) 36 33 66 99.

+ Tại thành phố Hồ Chí Minh liên hệ tổng đài đặt vé: (08) 39 29 29 29. Hotline: 0985 29 29 29.

+ Tại Quy Nhơn: Mua vé trực tiếp tại bến xe Quy Nhơn. Điện thoại: (0256) 3946 099.

 

– Hãng xe Hoàng Long:

+ Tại Hà Nội: 505 Minh Khai, điện thoại (04) 3987.5410; 28 Trần Nhật Duật, điện thoại (04) 39.28.28.28; Bến xe Lương Yên – số 1 Nguyễn Khoái, điện thoại (04) 3987.7225 và 873 Giáp Bát, điện thoại (04) 3664.6617.

+ Tại Quy Nhơn: số 60 Tây Sơn – Quy Nhơn. Điện thoại: (0256) 946111.

+ Tại Sài Gòn: Mua vé tại bến xe miền Đông. Điện thoại: (08) 35113113. Hoặc liên hệ văn phòng tại số 47 Phạm Ngũ Lão, Quận 1. Điện thoại: (08)39151818.

 

 – Hãng xe Hoàng Dũng

+ Tại Quy Nhơn: Số 71 Đường Tây Sơn, Quy Nhơn.

+ Tại Sài Gòn: Bến xe Miền Đông, quầy vé số 77, 292 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 26, Bình Thạnh.

Điện thoại: 0934.883.939 – 0988.201.152

 

Phương tiện di chuyển tại Quy Nhơn

Để đi lại các điểm du lịch trong thành phố Quy Nhơn bạn có thể di chuyển bằng xe bus, taxi, xe điện hoặc thuê xe máy.

Xe bus

Từ sân bay Phù Cát về trung tâm thành phố Quy Nhơn có xe bus, nếu bạn đi du lịch một mình hoặc theo nhóm 2 – 3 người thì hình thức này là lựa chọn giúp bạn tiết kiệm chi phí khá tốt. Tham khảo thông tin tuyến xe bus sân bay Phù Cát – TP. Quy Nhơn như sau:

Địa điểm đón: Trước cửa sân bay, phía bên tay phải.

Tần suất chuyến: Chạy cố định với tần suất từ 15 – 20 phút mỗi chuyến.

Thời gian chạy mỗi chuyến: Trung bình 50 phút.

Giá vé: 50.000 đồng mỗi lượt đi hoặc về.

 

Lộ trình đến sân bay Phù Cát: Điểm xuất phát tại số 01 Nguyễn Tất Thành, đi theo tuyến đường qua Tuy Phước đến sân bay Phù Cát là điểm cuối.

Lộ trình từ sân bay Phù Cát đi: Điểm đón ở cửa sân bay phía bên tay phải, đi theo tuyến đường qua Tuy Phước trả khách tại số 01 Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn.

 

Xe taxi

Ưu điểm của hình thức di chuyển này là thoải mái hơn đi xe bus và khi đi taxi, xe sẽ thả bạn xuống ngay khách sạn hay nơi bạn muốn đến. Hiện tại, có các hãng taxi như Mai Linh, Sun taxi, taxi Chí Thành, taxi Dân, taxi Hoàng Anh… túc trực trước cửa sân bay. Chi phí taxi từ sân bay Phù Cát đến trung tâm thành phố Quy Nhơn dao động trong khoảng 300.000 – 400.000 đồng cho xe taxi từ 4-7 chỗ.

 

Taxi Mai Linh – Sđt: 0256 3 838 3838:

Xe 4 chỗ: Áp dụng mức giá từ 250.000 – 300.000 đồng/chuyến.

Xe 7 chỗ: Áp dụng mức giá từ 250.000 – 300.000 đồng/chuyến.

 

Sun taxi – Sđt: 0256 3 546 546:

Xe 4 chỗ: Áp dụng mức giá từ 300.000 đồng/chuyến.

Xe 7 chỗ: Áp dụng mức giá từ 350.000 đồng/chuyến.

 

Taxi Chí Thành – Sđt: 0256 3 827 888:

Xe 4 chỗ: Áp dụng mức giá từ 200.000 – 300.000 đồng/chuyến.

 

Taxi Dân – Sđt: 0256 3 818 881:

Xe 4 chỗ: Áp dụng mức giá từ 380.000 đồng/chuyến.

Xe 7 chỗ: Áp dụng mức giá từ 450.000 đồng/chuyến.

 

Taxi Hoàng Anh – Sđt: 0256 3 525 525:

Xe 4 chỗ: Áp dụng mức giá từ 380.000 đồng/chuyến.

Xe 7 chỗ: Áp dụng mức giá từ 450.000 đồng/chuyến

 

Xe máy

Nếu muốn tự di chuyển trong thành phố, du khách có thể thuê xe máy với giá dao động từ 80.000 – 160.000 đồng/ngày. Để thuê xe bạn phải đặt CMND và tiền cọc khoảng 500.000 đồng. Một số địa điểm cho thuê xe máy ở thành phố Quy Nhơn để bạn tham khảo như sau:

Dịch vụ thuê xe máy Anh Trưởng

– Sđt: 0984 276 302.

 

– Địa chỉ: 07 Nguyễn Nhạc, Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

– Mức giá: Xe số – 80.000 đồng/ngày, xe tay ga – 120.000 đồng/ngày.

 

Cửa hàng cho thuê xe máy Bảo Tú

– Sđt: 0935 508 767.

– Địa chỉ: 537 Đống Đa, Thị Nải, thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

– Mức giá: 110.000 – 140.000 đồng/ngày.

 

Thuê xe máy Thành Đại

– Sđt: 0862008424.

– Địa chỉ: Khu 4, Nhơn Lý – Bãi biển Cát Tiến, Nhơn Lý, Quy Nhơn, Bình Định.

– Mức giá: Xe số – 100.000 đồng/ngày, xe tay ga – 150.000 đồng/ngày.

 

Thuê xe gắn máy Thanh Danh

– Sđt: 097 253 72 77.

– Địa chỉ: Hưng Lương, thành phố Quy Nhơn, Bình Định.

– Mức giá:

Xe số: 120.000 – 150.000 đồng/ngày.

Xe tay ga: 160.000 – 180.000 đồng/ngày.

Xe côn từ 350.000 đồng/ngày.

 

Xe điện

Nếu chỉ đi lại trong các phố trung tâm với nhóm đông 8-15 người có thể chọn xe điện với giá 25.000 đồng/km và 250.000 đồng/60 phút. Hiện thành phố Quy Nhơn có 2 lựa chọn hãng xe điện để du khách tham khảo như Sun taxi và xe điện Quy Nhơn. Xe điện Sun taxi chở tối đa 16 khách và xe điện Quy Nhơn có chỗ ngồi tối đa cho 8 – 9 người/xe.

 

Ở đâu khi du lịch Quy Nhơn

Các nhà nghỉ, khách sạn 2 sao trong thành phố Quy Nhơn có giá dao động 200.000-500.000 đồng cho một phòng đôi. Nếu bạn muốn ở sát biển, hãy tìm đến các khách sạn, resort cuối đường Nguyễn Huệ, có giá phòng đôi từ 800.000 đồng tới khoảng 1 triệu đồng. Còn nếu muốn yên tĩnh và tiện nghi hơn, bạn hãy tìm vào các khách sạn gần đường Tây Sơn, An Dương Vương, Hàn Mặc Tử.

Bạn có thể tham khảo một số khách sạn Quy Nhơn dưới đây:

  1. FLC Luxury Quy Nhơn
  2. Khu nghỉ dưỡng Crown Retreat Quy Nhơn
  3. AVANI Quy Nhơn Resort & Spa
  4. Khu nghỉ dưỡng Anantara Villas Quy Nhơn

 

Những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Quy Nhơn

Bãi biển “vầng trăng khuyết” Quy Nhơn: Nằm ngay cạnh trung tâm thành phố, bãi biển chính của Quy Nhơn này uốn cong theo vầng trăng khuyết với bãi cát vàng thoai thoải trải dài 5 km từ mũi Tấn đến Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn.

Eo Gió: Nằm trên địa bàn xã Nhơn Lý, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 20 km, Eo Gió là một địa danh du lịch mới mà du khách khi đến thành phố biển miền Trung này đều muốn ghé tham quan. Tên gọi Eo Gió bắt nguồn từ hình dáng địa lý của khu vực này, đứng từ trên các mỏm đá xung quanh nhìn xuống bạn sẽ thấy một eo biển nhỏ được che chắn bởi dãy núi như một vòng tay ôm gọn bãi biển tuyệt đẹp ở đây.

Kỳ Co: Nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng chừng 25km, bãi Kỳ Co thuộc xã đảo Nhơn Lý mang một vẻ đẹp hoang sơ mà ít người biết đến. Đây được xem là “đệ nhất thiên đường” của Nhơn Lý bởi bãi tắm Kỳ Co là bãi ngang, có diện tích hơn 1km² với bờ biển nông, lặng sóng. Bãi tắm là sự phối hợp tuyệt vời giữa nước biển trong xanh, gành đá núi kỳ vĩ và bãi cát vàng nguyên sơ.

Kỳ Co nằm trên địa bàn Xương Lý, mặt phía Đông của dãy núi Triều Châu. Do một mặt giáp biển, ba mặt còn lại là núi nên chỉ có hai cách để đến đây.

Từ thôn Xương Lý (hoặc Hưng Lương), đi bằng thuyền hoặc canô chỉ mất khoảng 20-30 phút, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác bồng bềnh trên sóng. Nếu đi đường bộ thì bắt đầu từ cầu Suối Cả, đi dọc theo sườn núi Triều Châu về hướng Nam.

Hòn Khô: Nằm cách Quy Nhơn khoảng 16 km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho làng chài Nhơn Hải. Trong mùa biển động, Hòn Khô đón những con sóng lớn tung bọt trắng xóa trông xa như những đóa hoa biển kỳ ảo. Mùa biển yên, Hòn Khô lại quyến rũ mời chào du khách với những bãi cỏ xanh mượt như nhung và lạch nước ngọt nứt từ vách đá.

Cù Lao Xanh: Cù Lao Xanh hay còn gọi là xã đảo Nhơn Châu là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người đất võ, cách Quy Nhơn chỉ khoảng hơn 20 km. Du khách sẽ được đắm mình trong một khoảng không gian bất tận của biển trời và đảo xanh. Vào lúc hoàng hôn, du khách sẽ được ngắm khung cảnh đẹp như tranh vẽ với những chiếc thuyền con dập dềnh trên sóng biển, tìm hiểu cuộc sống dung dị của người dân làng chài trong khung cảnh yên bình.

 

Khu du lịch dã ngoại Trung Lương: Cách TP Quy Nhơn khoảng 30km, nằm về phía Đông đường ĐT 639 thuộc thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, khu du lịch dã ngoại Trung Lương vừa đưa vào hoạt động đầu năm 2016 chắc chắn sẽ làm cho hành trình khám phá Bình Định của các bạn thêm hấp dẫn, thú vị. Do đây là một vùng đất vẫn còn hoang sơ và yên tĩnh, vì thế du lịch theo kiểu cắm trại sẽ là sự lựa chọn cực kỳ sáng suốt để bạn có thể cảm nhận được hết mọi thứ đẹp nhất ở đây.

Thăm vườn thơ Hàn Mặc Tử: Bắt đầu từ dốc đá hay còn gọi là dốc Mộng Cầm trong khu du lịch Ghềnh Ráng, bạn đi bộ men theo con đường đá quanh co uốn lượn, ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên thơ mộng nơi đây. Lên lưng chừng dốc, viếng mộ Hàn Mặc Tử bạn sẽ nhìn thấy các bài thơ được viết trên những tảng đá lớn với không gian xanh mướt cùng khuôn viên rừng dương thoáng đãng.

 

Tháp đôi

Tháp Đôi là tòa tháp nằm ngay trên đường Trần Hương Đạo thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XII, mang đậm kiến trúc Champa, gồm 2 tháp, trong đó tòa tháp phía Bắc cao 20m còn tòa tháp phía Nam cao 18m. Trải qua nhiều biến cố của thời gian, tháp đã bị tàn phá và hư hỏng nặng. Đến năm 2008 tháp được đầu tư, tu bổ lại theo đúng hình dáng và kiến trúc ban đầu. Ngày nay tháp Đôi là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Bình Định.

 

Ghềnh Ráng

Khí hậu trong lành và phong cảnh hữu tình nơi đây đã được vua Bảo Đại chọn làm nơi nghỉ mát từ năm 1927. Dưới chân Ghềnh Ráng, là bãi tắm độc đáo với vô số viên đá cuội được sóng biển mài nhẵn, dành riêng cho hoàng hậu Nam Phương nên còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu. Từ trên sườn đồi có thể ngắm bao quát toàn bộ phía Đông thành phố Quy Nhơn như một bức tranh thủy mặc. Địa chỉ khu du lịch Ghềnh Ráng ở số 3 đường Hàn Mặc Tử.

 

Hòn Sẹo: Là một hòn đảo nhỏ nằm về hướng Đông Nam của xã Nhơn Lý, cách đất liền khoảng 5km, đi bằng thuyền hoặc canô sẽ mất khoảng 20 -30 phút. Ở đây, các bãi tắm là bãi đá cuội tròn (không có bãi cát) được tạo nên từ những vách đá bị bào mòn nên có vực nước sâu, bên dưới là những rạn san hô, thích hợp cho việc khám phá đáy biển, bắt các loại ốc vú nàng, bào ngư… hoặc câu cá.

 

Tại Hòn Sẹo có nhiều vòm hang do vách núi tạo nên, nhiều cảnh đẹp. Tuy nhiên, việc neo đậu tàu thuyền ở đây gặp khó khăn do các rạn san hô và nước sâu, di chuyển từ thuyền lên bờ cũng khá vất vả.

 

Cầu Thị Nại: Đây là cây cầu vượt biển dài thứ 2 Việt Nam, nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội, dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai. Công trình kỳ vĩ này được xây dựng trong 4 năm và hoàn thành năm 2006. Cầu gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn đầu cầu. Đầm Thị Nại cũng là một điểm đến với cảnh quan yên bình.

 

Đồi cát Phương Mai: Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chừng 20km, nằm ngay bên bãi biển Nhơn Lý, đồi cát Phương Mai thuộc xã Nhơn Lý được xem là điểm du lịch thú vị đang trong giai đoạn phát triển tiềm năng còn ít người biết đến. Cảm nhận đầu tiên khi đặt trên lên bán đảo Phương Mai, du khách hút hồn bởi vẻ đẹp còn rất hoang sơ, quyến rũ. Đi bộ trên những đồi cát có độ cao 100 m so với mực nước biển, du khách có cái nhìn bao quát thiên nhiên nơi đây. Ở độ cao này, du khách tha hồ ngắm nhìn những triền cát với vân cát uốn lượn kéo dài cả cây số, những rừng dương mới lên xanh ngát, gió từ biển thổi vào mát rượi tạo một cảm giác thật thoải mái.

 

Những món ăn ngon không thể bỏ qua khi du lịch Quy Nhơn

Bánh canh chả cá

Bánh canh chả cá là đặc sản khá nổi tiếng ở Quy Nhơn, được bày bán ở nhiều con phố. Sự độc đáo của bánh canh chính là cách làm bánh, chả và chế biến nước dùng. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị. Còn sợi bánh làm bằng bột gạo pha với bột mì, khi chín có độ dai và màu trong rất lạ. Nước dùng chủ yếu nấu bằng xương cá, đầu cá tạo ra cái ngọt thanh thanh, để lại cho người ăn cảm giác khó quên.

 

Bánh xèo tôm nhảy

Là món bánh dân dã được rất nhiều người yêu thích, bánh xèo được làm từ bột gạo có quyện một chút bột nghệ và nước cốt dừa. Phần nhân bao gồm tôm đất nhỏ nhưng chắc thịt. Đĩa bánh xèo dọn ra với sắc màu vàng của nghệ, màu trắng phau của giá, màu đỏ của tôm và màu xanh của rau hòa quyện thành một món ăn đẹp mắt.

 

Bánh hỏi cháo lòng

Bánh hỏi là đặc sản Bình Định, tới Quy Nhơn du khách sẽ thấy nhan nhản những biển hiệu cháo lòng, bánh hỏi. Thật ra bánh hỏi, cháo lòng là hai món ăn khác nhau nhưng lại được người dân kết hợp với nhau tạo nên món ăn thú vị. Bánh hỏi là biến thể của bún tươi. Còn cháo được nấu khá loãng, bằng huyết ninh với nước cốt hầm từ xương và lòng lợn. Cháo vừa ngọt lại vừa thơm, ăn cùng với đĩa lòng lợn được chế biến khéo léo khiến món ăn này trở nên ngon ngọt khác thường.

 

Nem nướng, nem cuốn

Nem chợ huyện ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính ở đây vẫn là thịt được chế biến từ heo cỏ nuôi dân dã. Nem có thể ăn với rau thơm, cuốn với bánh tráng, hoặc chỉ ăn mỗi nem để tận hưởng hương vị độc đáo của món đặc sản này. Nem khi được ăn chấm với nước mắm hay nước tương tùy theo khẩu vị của mỗi người. Tuy nhiên, nước chấm được ưa thích nhất vẫn là nước chấm được pha loãng với lạc giã nhỏ thêm đường và tỏi, ớt khiến nước chấm sánh, đậm đà.

 

Gỏi sứa

Gỏi sứa tai và gỏi sứa chân là món ăn được nhiều du khách đến Bình Định ưa thích. Gỏi sứa tai được làm từ sứa tai bóp sơ sau đó trộn cùng các loại gia vị, đậu phộng, chuối xanh, mướp đắng xắt mỏng, xoài xanh bào sợi và các loại rau thơm như rau răm, rau húng. Để làm gỏi sứa chân cầu kỳ hơn vì phải trộn cùng với thịt gà hoặc thịt lợn xắt mỏng cùng các loại ớt, xoài băm nhỏ, đậu phộng rang và một số loại rau thơm khác. Món ăn này sẽ ngon hơn nếu được chấm với mắm ruốc.

 

Bánh bèo chén

Bánh bèo chén được làm từ bột gạo, tạo khuôn bằng những chiếc chén nhỏ. Mỗi chiếc bánh bèo chén Quy Nhơn chỉ có đường kính khoảng 2 đốt ngón tay. Giữa lòng chiếc bánh có một lỗ lớn, hõm xuống như má lúm đồng tiền. Mỗi đĩa bánh bèo thường được bày khoảng 10 chiếc nhỏ xinh, trắng muốt, thơm mùi gạo, dai và không hề bở. Sau đó người chế biến sẽ rắc ruốc tôm, đậu phộng giã nhỏ và hành lá lên trên, cuối cùng là chan nước chấm và rắc thêm vài mẩu bánh mì chiên giòn.

 

Gỏi cá chình

Là địa phương có nhiều ao, đầm nên Bình Định đã tạo môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài cá đặc sản, trong đó có cá chình. Cá chình có thể chế biến nhiều món khác nhau, nhưng người dân bản địa và cả thực khách đều khoái khẩu nhất với món gỏi cá chình. Gỏi cá chình là một món ăn được chế biến vô cùng công phu từ việc chọn cá tươi sống đến công đoạn tẩm ướp gia vị sao cho vừa miệng nhất. Gỏi cá chình được xúc ăn với bánh tráng nướng và nước mắm giã gừng.

 

Địa chỉ một số quán ăn ngon ở Quy Nhơn

– Các quán ăn hải sản dọc đường Xuân Diệu có rất nhiều, bạn có thể tùy thích lựa chọn.

–  Bún cá 35s đường Trần Cao Vân, TP. Quy Nhơn.

– Sinh tố Kim Đình: 20 Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn.

– Bánh mì Lagu: Hẻm 64 đường Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn (vào 10m sẽ thấy).

– Bánh hỏi lòng heo:

+ Quán Mẫn 76A Trần Phú, TP. Quy Nhơn.

+ Quán Cô Năm 41 Nguyễn Chánh, TP. Quy Nhơn.

+ Quán cháo lòng Khách sạn Hồng Linh 242 Lạc Long Quân, TP. Quy Nhơn.

+ Gần ga Diêu Trì còn có 2 điểm bán bánh hỏi lòng heo cũng rất ngon là gần cầu Diêu trì có 1 quán và 1 quán đối diện đường vào ga Diêu Trì.

–  Bún cá Ngọc Liên: 379 A-B Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn gần bệnh viên Đa khoa tỉnh Bình Định.

– Bún cá Phượng Tèo

+211 Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn.

+ 415 Nguyễn Huệ, TP. Quy Nhơn,

 

–  Hột vịt lộn chiên mắm, xào me: Đường Nguyễn Hữu Thọ, TP Quy Nhơn (đi từ đường Ỷ Lan tới ngã tư Ỷ Lan – Nguyễn Hữu Thọ rẽ trái thì quán nằm ngay bên trái, phục vụ từ chiều 16 giờ đến 10 giờ tối).

 

– Cửa hàng chuyên bán đặc sản Bình Định :

+ 61 Vũ Bảo, TP. Quy Nhơn.

+ 91 Nguyễn Huệ,  TP. Quy Nhơn.

+ 138 -140 Chương Dương, TP. Quy Nhơn.

+ 110 Hoàng Văn Thụ, TP. Quy Nhơn.

– Quán kem Ngọc Nga: 319 – 323B – 325 đường Lê Hồng Phong, thành phố Quy Nhơn (ngay bùng binh Quang Trung).

– Quán Anh Nhật Gia Viên 1087 Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn (Ở đây làm mô hình như nhà cổ rất đẹp có thể tham quan và ăn uống,  gần Tháp Đôi nồi tiếng ở Quy Nhơn).

– Quán bánh xèo Cô Năm: Đầu cầu Mỹ Cang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước.

– Quán bánh bèo Cây Mận: Quán này cũng rất lâu đời nhưng hơi nhỏ nằm trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn.

 

– Nem, chả, tré:

+ Quán nem nướng Lợi, 113 Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn.

+ Quán Bà Tám, 444 Nguyễn Thái Học, TP Quy Nhơn,

– Gà chỉ (gà vườn)

+ Các quán gà chỉ dọc đường Quy Nhơn – Sông Cầu.

+ Quán Gà chỉ Sáu Cao: Phường Ghềnh Ráng và đầu cầu Hà Thanh 1, TP. Quy Nhơn.

 

–  Cơm chay:

+ Quán Minh Hòa 115 Nguyễn Du, TP. Quy Nhơn, Bình Định.

+ Quán Thanh Minh 151 Phan Bội Châu, Tp. Quy Nhơn, Bình Định.

+ Quán Tịnh Tâm 149 Trần Cao Vân, TP. Quy Nhơn, Bình Định.

 

– Thịt dê: Quán Hai Thái 351 Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn, Bình Định.

– Quán Chè Nhớ: đường Ngô Mây (chuyên các loại chè).

– Bánh mì nướng lu: gần Trường THPT Lê Quý Đôn ngay ngã ba Trần Hưng Đạo và Cổ Loa (món này ăn chơi lạ miệng) bán lề đường nên không có địa chỉ.

–  Xôi Thơm: 155/8 Nguyễn Thái Học.

– Bánh canh cua Bà O: Đường Phan Đình Phùng (góc ngã tư Bạch Đằng – Phan Đình Phùng).

 

Quà mang về du du lịch Quy Nhơn

 

Bánh tráng nước dừa

Bánh tráng nước dừa là một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích và mua về làm quà mỗi khi ghé Quy Nhơn. Điều đặc biệt là bánh tráng dừa chỉ ăn riêng chứ không dùng kèm các món khác như bánh tráng mè thông thường.

 

Tré

Tré Bình Định được tạo hình như những chiếc “cán chổi” nhỏ xíu. Đây là một trong những “mồi nhậu” của người dân bản địa khi uống rượu bầu đá. Nguyên liệu để làm nên tré là thịt tai, thịt đầu, thịt ba chỉ cùng với mè, thính, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi. Khi thưởng thức, chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài là có thể ăn ngay. Món này thường được cuốn với bánh tráng cùng các loại rau sống, chấm mắm.

 

Mực ngào tỏi ớt

Không khó để tìm mua mực ngào tỏi ớt bởi chúng được bán ở hầu hết các quán hàng ven biển hoặc trong thành phố. Để làm món này, khô mực sau khi nướng sơ sẽ tẩm các loại gia vị như mạch nha, ớt xào, tỏi… cho ngấm đều. Món ăn với đủ vị cay, mặn, ngọt mang đậm hương vị biển Quy Nhơn, rất thích hợp làm quà biếu hoặc mồi nhậu trong những buổi tụ tập bạn bè.

 

Bánh ít lá gai

Là thứ bánh đơn sơ, mộc mạc và hồn hậu như con người đất võ nhưng hương vị ngọt lành của bánh ít lá gai luôn hấp dẫn du khách. Bánh ít lá gai được sử dụng trong những ngày giỗ, ngày lễ như cưới hỏi, thể hiện sự đảm đang khéo léo của người phụ nữ. Bánh được làm bằng bột nếp với lá gai và đường cát, nhân bánh làm bằng đậu xanh hoặc dừa nạo. Bánh ít lá gai dẻo, thơm, ăn không dính răng với vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị bùi của đậu xanh, hương cay nồng của gừng tạo thành một món ăn đậm đà hồn quê Bình Định.

 

Nguồn: Sưu tầm