Mỗi tên gọi hay địa danh bất kì đều mang trong nó một ý nghĩa đối với địa phương hay một chủ thể nhất định nào đó. Tên gọi Quy Nhơn, Bình Định cũng không nằm ngoài đặc điểm đó, vậy Bình Định, Quy Nhơn có từ bao giờ?
Hãy cùng KiFa Travel ngược dòng lịch sử Việt Nam để tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử và ý nghĩa của các địa danh nhé! (bài viết chỉ giới hạn trong giai đoạn lịch sử từ khi người Việt bắt đầu cai quản vùng đất Bình Định cho đến khi địa danh chính thức được sử dụng 1471 – 1885)
Đời nhà Lê, tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định ngày nay. Năm 1490 (chưa đầy 20 năm sau), theo Thiên nam dư hạ tập cho biết: dưới thời Hồng Đức, Phủ Hoài Nhơn có 19 tổng và 100 xã.
Năm 1602, chúa Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn thuộc dinh Quảng Nam.
Năm 1651, chúa Nguyễn Phúc Tần, đã đổi tên phủ Quy Nhơn thành phủ Quy Ninh.
Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn.
Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt các đạo làm dinh, nhưng cấp phủ vẫn giữ nguyên. Phủ Quy Nhơn vẫn thuộc về dinh Quảng Nam, đặt các chức tuần phủ và khám lý để cai trị. Phủ lỵ dời ra phía Bắc thành Đồ Bàn, đóng tại thôn Châu Thành (nay là phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn).
Năm 1725, ở phủ Quy Nhơn đặt các chức quan trông coi: Chánh hộ, Khám lý, Đề đốc, Đề lãnh, Ký lục, Cai phủ, Thư ký, mỗi chức đặt một người; mỗi huyện đặt cai tri, thư ký, mỗi chức một người và 2 viên lục lại; mỗi tổng có cai tổng.
Từ 1773 đến 1797, nhà Tây Sơn chiếm cứ đất này, sau khi lấy lại đất này Nguyễn Ánh đổi tên đất này là dinh Bình Định, sai Võ Tánh và Ngô Tùng Châu trấn thủ và đặt quan cai trị gọi là Lưu Thủ, Cai Bộ, Ký Lục.
Từ 1799 đến 1802, thành Quy Nhơn bị quân Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi làm thành Bình Định và suốt chiều dài lịch sử, đây là trung tâm cai trị của triều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX.
Bình Định xưa (Ảnh: sưu tầm)
Năm 1808 đổi dinh Bình Định thành trấn Bình Định.
Năm 1814, vua Gia Long cho xây dựng lại thành Bình Định mới, ngày nay ở phường Bình Định thị xã An Nhơn, nằm về phía đông nam và cách thành cũ khoảng 5 km ở phía gần sông Côn. Sau khi xây xong cho chuyển toàn bộ nhà cửa về thành mới này.
Bình Định xưa (Ảnh: sưu tầm)
Năm 1825 đặt tri phủ Quy Nhơn, năm 1831 lại đổi thành phủ Hoài Nhơn.
Năm 1832 tách huyện Tuy viễn thành hai huyện Tuy Viễn và Tuy Phước, tách huyện Phù Ly thành hai huyện Phù Mỹ và Phù Cát đồng thời Bình Định và Phú Yên thành liên tỉnh Bình Phú, sau đó bỏ liên tỉnh này.
Bình Định xưa (Ảnh: sưu tầm)
Vào năm 1885 Bình Định là một tỉnh lớn ở Trung Kỳ
Nguồn: Sưu tầm